Hoạt động của cô | DK hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở, gây hứng thú. - Cô và trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành”. - Cô vào làm tiết mục ảo thuật - Trò chuyện về rau bắp cải - Cô chốt lại và giới thiệu bài thơ “bắp cải xanh” do bác Phạm Hổ sáng tác. 2. Thơ: Bắp cải xanh “Phạm Hổ” - Lần 1: Cô đọc diễn cảm nội dung bài thơ. - Lần 2: Cô đọc kết hợp chỉ hình ảnh minh họa. * Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn. + Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì? + Bài thơ nói đến rau gì? + Bài thơ cây bắp cải màu gì? - Cô vừa đọc bài thơ "Bắp cải xanh" bài thơ nói về cây bắp cải, bắp cải có màu xanh man mát, xanh man mát là màu xanh tươi nhẹ nhàng. - Trích dẫn: "Bắp cải xanh. Xanh man mát" + Lá cải sắp thế nào? + Búp cải non nằm ở đâu? - Lá rau bắp cải sắp vòng tròn, búp cải non nằm ở giữa các con ạ. - Trích dẫn: "Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa" - Cô chốt lại giáo dục trẻ * Dạy thơ: - Cô cho cả lớp đọc thơ 2-3 lần. - Cho trẻ đọc theo tổ 3 tổ mỗi tổ đọc 1 lần. - Cho nhóm đọc thơ - Cá nhân gọi 2 trẻ đọc. + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Ăn rau bắp cải cung cấp cơ thể chất dinh dưỡng gì? + Muốn có nhiều rau ăn các con làm gì? - Giáo dục trẻ: Khi ăn rau bắp cải cung cấp cơ thể chúng ta vitamin, chất xơ. Muốn có rau ăn các con phải gieo hạt, trồng rau, chăm sóc, tưới cây, nhổ cỏ. 3. Trò chơi: “Gieo hạt” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi. + Các con vừa chơi trò chơi gì? - Cô nhận xét trẻ chơi * Kết thúc: - Cô nhận xét tuyên dương trẻ và cho trẻ ra chơi. |
- Trẻ chơi - Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ nghe Trẻ nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ nghe, quan sát. - Bắp cải xanh - Bắp cải. - Màu xanh - Trẻ nghe. - Cả lớp đọc. - Tổ đọc. - Nhóm đọc - Cá nhân đọc. - Bắp cải xanh. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe Trẻ chơi - Gieo hạt. - Nghe cô nx, ra chơi. |
Ý kiến bạn đọc